Ảnh: Đồng chí Nguyễn Văn Khiêm, Bí thư Đảng ủy Sở phát biểu tham luận tại Đại hội
Quan điểm chỉ đạo của Đảng là đảm bảo an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Đảng bộ, chính quyền, đoàn thể và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh nhằm cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng có hoàn cảnh khó khăn khác. Giảm nghèo vừa là nhiệm vụ cơ bản lâu dài, vừa là nhiệm vụ trọng tâm trước mắt và là công việc của toàn xã hội.Công tác giảm nghèo phải theo địa chỉ, theo nguyên nhân, theo nguyện vọng và đúng thực chất; không chạy theo thành tích. Có chính sách khuyến khích, động viên hộ nghèo có ý chí vươn lên thoát nghèo bền vững. Xã hội hóa công tác giảm nghèo; cần phải huy động sức mạnh của toàn xã hội cùng với sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước. Đồng thời, phải có sự nỗ lực phấn đấu vươn lên thoát nghèo của hộ nghèo, đây chính là yếu tố thành công của công tác giảm nghèo bền vững.
Nhằm cụ thể hóa quan điểm chỉ đạo của Đảng, trong nhiệm kỳ qua, Đảng ủy Sở phối hợp với Ban Giám đốc tổ chức triển khai quán triệt Nghị quyết Đại hội Đại biểu lần thứ X Đảng bộ tỉnh Trà Vinh nhiệm kỳ 2016-2020đề ra chỉ tiêu cụ thể là giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 2-2,5%/năm; trong vùng có đông đồng bào dân tộc Khmer giảm 3%/năm.Nghị quyết đề ra nhiệm vụ và giải pháp là thực hiện có hiệu quả Đề án“Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012 - 2015 và định hướng đến năm 2020”.
Triển khai Nghị quyết số 07-NQ/TU, ngày 03/10/2012 của Tỉnh ủy về giảm nghèo bền vững đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020; xác địnhmục tiêu là khai thác tốt mọi nguồn lực phục vụ chương trình giảm nghèo; đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp và người dân tham gia công tác giảm nghèo; cải thiện rõ rệt đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Hỗ trợ người nghèo tiếp cận các dịch vụ sản xuất, dịch vụ xã hội cơ bản để tự thân cải thiện cuộc sống, vươn lên khá, giàu; tăng thu nhập, mức sống cho hộ nghèo theo hướng ổn định; hạn chế sự gia tăng khoảng cách chênh lệch thu nhập, mức sống giữa thành thị và nông thôn; chống tái nghèo; quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu về công tác giảm nghèo theo tinh thần Nghị quyết Đại hội X Đảng bộ tỉnh đã đề ra, góp phần ổn định tình hình an ninh trật tự và an toàn xã hội trên địa bàn
Qua thời gian triển khai thực hiện, với sự quyết tâm cao của Ban Chấp hành Đảng bộ Sở, với sự tham gia của hệ thống chính trị, công tác giảm nghèo của tỉnh đã đạt được kết quả đáng kể: Giai đoạn 2016 - 2019 toàn tỉnh giảm 10,01% hộ nghèo, tương đương giảm 26.292 hộ nghèo; đầu năm 2016 tỷ lệ hộ nghèo là 13,23%, đến cuối năm 2019 giảm còn 3,22%, bình quân mỗi năm giảm 2,5%. Trong đó, hộ nghèo dân tộc Khmer giảm 17,07 %, tương đương 14.362 hộ; đầu năm 2016 tỷ lệ hộ nghèo dân tộc Khmer là 23,12%, đến cuối năm 2019 giảm còn 6,05%, bình quân hàng năm giảm 4,27%; hiện tại tỉnh không còn hộ nghèo thuộc chính sách người có công với cách mạng.
Với kết quả giảm nghèo đạt được nêu trên, tỉnh đã thực hiện về đích trước 01 năm chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Trà Vinh lần thứ X, nhiệm kỳ 2015 – 2020đã giao đến cuối năm 2020tỷ lệ hộ nghèocòn dưới 5%.
Đồng thời, đồng chí Bí thư Đảng ủy Sở đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm sau khi tổ chức thực hiện công tác giảm nghèo bền vững như sau:
- Thứ nhất, làm tốt vai trò lãnh đạo của Đảng, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, phát huy vai trò khối đại đoàn kết dân tộc, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội thì mới đảm bảo giảm nghèo bền vững.
- Thứ hai, các cấp ủy Đảng, chính quyền và các tầng lớp nhân dân nhận thức đúng đắnvề công tác giảm nghèo, coi đây là nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên thì công tác giảm nghèo sẽ chuyển biến tích cực.
- Thứ ba, trong quá trình triển khai thực hiện có phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các ngành, các cấp; phân công nhiệm vụ của từng thành viên trong Ban Chỉ đạo giảm nghèo và trong quá trình thực hiện có kiểm tra giám sát thì sẽ đạt được kết quả giảm nghèo cao.
Tuy nhiên, công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế, đời sống hộ nghèo còn rất nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số vẫn ở mức cao; nguồn kinh phí đầu tư cho công tác giảm nghèo còn thấp, chủ yếu từ nguồn Trung ương, phân tán nhiều chương trình, dự án nên hiệu quả giảm nghèo chưa tương xứng với nguồn lực đầu tư; các chính sách giảm nghèo chưa thật sự bền vững; công tác thông tin, truyền thông còn hạn chế về nội dung và hình thức, chưa tạo điều kiện tốt để hộ nghèo tiếp cận thông tin và áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Một bộ phận người nghèo còn tâm lý trông chờ, ỷ lại vào các chính sách của Nhà nước, chưa phát huy nội lực vươn lên thoát nghèo bền vững.
